
Trong bối cảnh nền kinh tế không ổn định và biến đổi công nghệ diễn ra nhanh chóng, thì mất việc là một rủi ro mà bất kỳ người lao động nào cũng có nguy cơ phải đối mặt. Trong tình huống này, việc nắm rõ cách tính bảo hiểm thất nghiệp và hiểu rõ cơ chế hoạt động sẽ là điều thiết thực nhất để bảo vệ quyền lợi của người lao động sau khi mất việc.
Hãy cùng BaoQuanMedia tìm hiểu quy định mức hưởng trợ cấp, cách tính lương thất nghiệp, cùng những câu hỏi và công thức tính bảo hiểm thất nghiệp ở Việt Nam nhé!
Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) là một hình thức bảo hiểm xã hội được Nhà nước quản lý và thực hiện tại Việt Nam nhằm hỗ trợ người lao động trong trường hợp họ mất việc làm.
Theo quy định tại Điều 49 của Luật việc làm (Luật số 45/2013/QH13), người lao động có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp khi họ mất việc không phải do vi phạm nội quy, kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật. Họ cũng phải đáp ứng yêu cầu về thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước khi mất việc. BHTN áp dụng cho các đối tượng là công nhân, viên chức, lao động tự do và những người làm việc trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có đóng BHXH theo quy định.
Lưu ý là, bảo hiểm thất nghiệp chỉ áp dụng cho người lao động có đóng bảo hiểm xã hội và đáp ứng các điều kiện quy định tại Luật việc làm. Như vậy, trước khi tìm hiểu cách tính tiền bảo hiểm thất nghiệp, thì bạn cần làm rõ 3 điều chính để đủ tư cách nhận trợ cấp:
- Nguyên nhân mất việc không vi phạm kỷ luật hoặc chấm dứt hợp đồng lao động.
- Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp ít nhất 6 tháng.
- Doanh nghiệp đóng BHXH đầy đủ cho nhân viên.
Cách tính bảo hiểm thất nghiệp 2024
Trường hợp thường gặp:
Theo quy định tại Điều 50 của Luật việc làm và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 8, Nghị định 28/2015/NĐ-CP, cách tính tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng
= Mức lương trung bình (của 06 tháng liền kề có đóng BHTN trước lúc thất nghiệp) x 60%
Lưu ý: Mức hưởng trợ cấp mất việc hàng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở đối với người lao động theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, hoặc không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng với người lao động theo chế độ tiền lương của doanh nghiệp tư nhân.
🔎 Ví dụ cách tính bảo hiểm thất nghiệp cho trường hợp đóng bảo hiểm 6 tháng liền kề tại 1 công ty:
Lan làm việc tại một doanh nghiệp tư nhân với mức lương trung bình trong 6 tháng cuối cùng là 40.000.000/tháng. Lan đã đóng BHTN được 18 tháng trong vòng 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động. Lan thuộc vùng I với mức lương tối thiểu vùng năm 2024 là 4.680.000VND/tháng.
Vậy cách tính lương bảo hiểm thất nghiệp Lan sẽ được hưởng như sau:
- Số tiền trợ cấp BHTN hàng tháng = 40.000.000 x 60% = 24.000.000 VND/tháng
- Số tiền trợ cấp BHTN hàng tháng tối đa = 4.680.000 x 5 = 23.400.000VND/tháng
Vì mức trợ cấp hàng tháng không vượt quá mức tối đa, Lan sẽ được hưởng 23.400.000VND/tháng và thời gian hưởng trợ cấp BHTN của Lan là 3 tháng. Cách tính thời gian nhận trợ cấp sẽ được bật mí ở phần sau của bài viết!
Trường hợp gián đoạn đóng bảo hiểm:
Trong trường hợp những tháng cuối trước khi mất việc, người lao động đã gián đoạn việc đóng bảo hiểm, thì cách tính BH thất nghiệp sẽ là:
Số tiền hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng
= Mức lương bình quân (của 06 tháng đã đóng BHTN trước lúc thất nghiệp) x 60%
🔎 Ví dụ cách tính lãnh bảo hiểm thất nghiệp cho trường hợp gián đoạn đóng bảo hiểm:
Bình làm việc ở công ty X với mức lương trung bình trong 6 tháng cuối cùng là 8 triệu đồng/tháng và đã đóng BHXH được 37 tháng. Sau đó, Bình thôi việc và được hưởng 3 tháng trợ cấp (tính từ ngày 05/4/2020 đến ngày 04/7/2020). Vào ngày 7/5/2020, Bình xin được việc làm mới tại công ty Y và chính thức bị ngưng trợ cấp BHTN vào ngày 7/5/2020. Do có chuyện đột xuất ở quê nhà buộc Bình phải nghỉ sau 2 tháng làm việc tại công ty Y, nên Bình đã đăng ký nhận trợ cấp lần 2 với mức lương trung bình đã đóng bảo hiểm thất nghiệp ở công ty Y là 10 triệu/tháng và đã đóng được 2 tháng.
Đầu tiên, cách tính số tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp của Bình là: 4 tháng cuối làm việc ở công ty X và 2 tháng làm việc ở công ty Y.
Vậy Bình sẽ được hưởng trợ cấp theo cách tính tiền thất nghiệp 6 tháng không liền kề như sau:
Số tiền trợ cấp BHTN hàng tháng
= (8.000.000 x 4 tháng + 10.000.000 x 2 tháng)/6 x 60%
= 5.200.000VND/tháng

Những câu hỏi thường gặp về BHTN
Cần chuẩn bị gì khi xin nhận trợ cấp thất nghiệp?
Giấy tờ cần chuẩn bị khi nộp đơn đề nghị nhận bảo hiểm thất nghiệp
- Sổ Bảo hiểm Xã hội
- Mẫu đơn Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định Nhà nước
- Bản chính hoặc bản sao đã công chứng của một trong những giấy tờ sau:
a) Hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã hết hạn hoặc đã hoàn thành.
b) Văn bản hoặc thông báo về quyết định thôi việc.
c) Văn bản hoặc thông báo về quyết định sa thải.
d) Văn bản hoặc thông báo về quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
e) Văn bản hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc làm việc.
f) Giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Quy trình và thủ tục nộp xin trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp
- Gửi hồ sơ về trung tâm bảo hiểm thất nghiệp hay trung tâm dịch vụ việc làm địa phương.
- Chờ duyệt hồ sơ trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày hồ sơ được tiếp nhận.
- Nhận tiền chi trả trợ cấp thất nghiệp.
- Người lao động thông báo tình trạng tìm kiếm việc hàng tháng cho trung tâm bảo hiểm thất nghiệp.
- Ngưng cấp trợ cấp thất nghiệp kể từ ngày người đề nghị ký kết hợp đồng lao động với công ty mới (tính từ ngày làm việc thứ nhất).
Cách tính nhận bảo hiểm thất nghiệp chuẩn theo thời gian đóng?
Số tháng người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp là yếu tố quyết định thời gian nhận trợ cấp của họ.
- Nếu như đóng đủ 12-36 tháng thì bạn sẽ hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
- Từ 36 tháng trở lên, nếu bạn đóng thêm đủ 12 tháng, sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng sẽ được hưởng tối đa không quá 12 tháng.
Các quyền lợi khi hưởng trợ cấp thất nghiệp là gì?
- Được hưởng BHYT trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp (điều 51 Luật việc làm 2013).
- Được trung tâm hỗ trợ việc làm tư vấn và giới thiệu công việc miễn phí (điều 54, Luật việc làm 2013).
- Được Nhà nước hỗ trợ chi phí học nghề (điều 55, 56 Luật việc làm 2013).
🔎 Kết luận:
Việc hiểu rõ cơ chế hoạt động và cách tính hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ giúp người lao động sử dụng chế độ bảo hiểm này một cách hiệu quả và đảm bảo quyền lợi của mình. Việc đóng BHTN khi đi làm là một dự phòng thông minh và cần thiết để bảo vệ cuộc sống và tài chính cá nhân nếu bạn bất ngờ bị mất việc.
Tuy nhiên, việc tham gia BHTN và hưởng trợ cấp không chỉ là quyền lợi, mà còn là trách nhiệm của mỗi người lao động khi đi làm. Bằng việc thực hiện đúng các thủ tục và quy định, người lao động không chỉ bảo vệ tương lai cá nhân mà còn đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.
Hi vọng qua bài viết này, bạn không chỉ biết được cách tính bảo hiểm thất nghiệp, mà còn nhận thức được vai trò cùng nghĩa vụ của người lao động đối với cơ chế bảo hiểm này nhé!